Hướng dẫn chi tiết cách thi công giếng trời đẹp, đơn giản

thi công giếng trời

Giếng trời là một cấu trúc không thể thiếu trong các ngôi nhà ống, biệt thự, giúp tăng cường ánh sáng tự nhiên, lưu thông gió và không khí cho căn nhà. Để đáp ứng được những yêu cầu và lợi ích cho người sử dụng, cần biết cách thi công giếng trời phù hợp, đúng tiêu chuẩn kỹ thuật. Cùng tìm hiểu cụ thể hơn qua bài viết dưới đây!

1. Giếng trời là gì?

Giếng trời là một khoảng không gian được thiết kế theo phương thẳng đứng, thông từ tầng trệt đến mái của nhà ống hoặc tòa nhà cao tầng, biệt thự,… Giếng trời có chức năng hứng ánh sáng mặt trời, lấy gió và trao đổi khí trong nhà với ngoài trời, giúp không gian nhà tăng thêm ánh sáng và thoáng mát. 

Cấu tạo của giếng trời thường gồm 3 phần chính là đỉnh giếng, thân giếng và đáy giếng:

  • Đỉnh giếng có tác dụng thông gió, đưa ánh sáng tự nhiên vào toàn bộ không gian ngôi nhà, khung mái được làm bằng kim loại hoặc inox chắc chắn, mái che làm từ nhựa polycarbonate hoặc tấm kính cường lực.
  • Thân giếng là toàn bộ không gian từ đỉnh giếng đến đáy giếng, có tác dụng phân bổ ánh sáng cho các không gian ở mỗi tầng trong nhà.
  • Đáy giếng thường nằm ở dưới cùng. Một số gia đình sẽ tận dụng khoảng trống dưới đáy giếng để thiết kế tiểu cảnh nhỏ và trồng cây xanh. 

Tuy nhiên, để giếng trời phát huy được công dụng thì việc thiết kế và thi công giếng trời phải hết sức tỉ mỉ, tuân theo tiêu chuẩn kỹ thuật và phong thủy.

thi công giếng trời

Giếng trời là một khoảng không gian được thiết kế theo phương thẳng đứng, thông từ tầng trệt đến mái của nhà ống hoặc tòa nhà cao tầng, biệt thự,…

2. Tiêu Chuẩn Phong Thủy Trong Thi Công Giếng Trời

Phong thuỷ là yếu tố quan trọng và cần thiết trong các công trình xây dựng nhà cửa hiện nay. Thiết kế và thi công giếng trời hợp phong thuỷ sẽ mang lại nhiều lợi ích cho gia chủ. Một số tiêu chuẩn phong thuỷ trong thi công giếng trời như:

  • Vị trí thi công giếng trời nên được đặt ở những nơi tốt như Tài Lộc, Thiên Mệnh,… thường là ở giữa nhà, vì đây là khu vực thuộc hành thổ, cân bằng với các yếu tố khác trong ngũ hành, và không được đặt ở hướng Bắc của ngôi nhà. 
  • Đối với những ngôi nhà không được vuông vắn, mất cân đối thì giếng trời nên đặt tại các góc méo theo dạng hành Hỏa để mang đến sự vuông vức cho nội thất của ngôi nhà. Ngoài ra, sự kết hợp các tiểu cảnh, hòn non bộ phía dưới giếng trời cũng rất hợp phong thuỷ.
  • Màu sắc của tấm mái che giếng trời cũng ảnh hưởng ít nhiều đến phong thủy, vì nó liên quan đến mệnh, tuổi của gia chủ. Tuỳ vào gia chủ mệnh gì mà chọn màu sắc cho phù hợp. Ví dụ, gia chủ mệnh Mộc thì nên chọn màu xanh lá, mệnh Kim thì chọn màu vàng, mệnh Thuỷ thì chọn màu xanh lam, mệnh Hoả thì chọn màu đỏ, mệnh Thổ thì chọn màu nâu.

thi công giếng trời

Giếng trời nên được thiết kế ở vị trí phù hợp để đảm bảo yếu tố phong thuỷ cho ngôi nhà

3. Lưu Ý Thiết Kế và Thi Công Giếng Trời Đúng Chuẩn

Để có thể phát huy hết các tính năng và công năng của giếng trời thì khi thiết kế và thi công giếng trời gia chủ cần chú ý một số nguyên tắc sau:

Thiết kế giếng trời

  • Để tránh bị thấm nước, hắt nước khi trời mưa, giếng trời cần có hệ thống khe, lỗ thoáng trên mái che.
  • Đối với những ngôi nhà hiện đại, những chi tiết không cần thiết nên được lược bỏ khi thiết kế giếng trời, nên thiết kế đơn giản để không gian được thông thoáng.
  • Để tránh nguy hiểm cho trẻ nhỏ hoặc người già, giữa các tầng cần thiết kế khoa học để đảm bảo an toàn.
  • Nếu thiết kế giếng trời gần khu vực cầu thang và hành lang, có thể thiết kế thêm giàn sắt để đỡ mái, và thiết kế rào chắn để bảo vệ an toàn.
  • Cân nhắc trong việc thiết kế giếng trời có mái che hoặc không mái che để đảm bảo sự tiện lợi và an toàn khi sử dụng.
  • Sử dụng các loại đá tự nhiên để ốp tường giếng trời để bảo vệ tường, giúp cách âm, cách nhiệt, chống thấm và tăng thêm tính thẩm mỹ cho ngôi nhà.

Thi công giếng trời

  •  Giếng trời chỉ cần làm diện tích khoảng từ 4m2 đến 5m2 đừng nên làm quá lớn tránh tình trạng sáng quá gây nóng vào mùa hè.
  • Tùy theo yêu cầu của gia chủ mà tường bao quanh giếng sẽ có độ cao khác nhau, nhưng thường dao động từ 15cm đến 1,6m. Căn góc riêng nên đổ bê tông kích thước 15 x 15 cm.
  • Sử dụng kính cường lực, nhựa poly, nhựa mica cho mái che để đảm bảo an toàn.
  • Đối với giếng trời không mái che, cần bố trí hệ thống thoát nước dưới đáy giếng để tránh đọng nước.

thi công giếng trời

Cần lưu ý trong việc thiết kế và thi công giếng trời để đảm bảo an toàn và chất lượng cho tổng thể căn nhà

Xem thêm: Giải đáp kích thước giếng trời bao nhiêu là hợp lý?

4. Bảng Báo Giá Thi Công Giếng Trời Mới Nhất

Giá thi công giếng trời phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như giá vật liệu làm mái, giá kính cường lực, nhựa poly,… và tuỳ vào diện tích giếng trời.

  • Thông thường, kính cường lực có kích thước từ 6 ly đến 12 ly có mức giá dao động khoảng 550.000 – 770.000đ/m2. 
  • Các phụ kiện đi kèm như khung nhôm, khung sắt, u inox, đế sập nhôm,… có giá từ 60.000 – 300.000đ.
  • Tấm Polycarbonate rỗng ruột dày từ 5mm – 10mm có giá từ 1.140.000 – 2.350.000đ/tấm.
  • Tấm Polycarbonate dạng sóng có giá dao động từ 155.000 – 700.000/tấm.

Mức giá trên chỉ là mức giá tham khảo, chưa bao gồm chi phí thi công, vì vậy để biết chính xác và cụ thể hơn thì bạn nên đến trực tiếp đơn vị cung cấp để được tư vấn và báo giá chi tiết nhất.

thi công giếng trời

 Giá thi công giếng trời phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau

Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin trong việc thi công giếng trời phù hợp và đảm bảo an toàn nhất!

Nếu bạn đang tìm một đơn vị thi công giếng trời, cung cấp các loại đá ốp tường giếng trời thì hãy liên hệ với Kho đá tự nhiên Quảng Ngãi nhé!

XEM THÊM: