Giếng trời thông gió và những nguyên tắc bạn cần biết

giếng trời thông gió

1. Giới Thiệu về Giếng Trời Thông Gió

Giếng trời thông gió chính là một hạng mục kiến trúc phổ biến trong các ngôi nhà cao tầng, nhà phố có tác dụng chính là tăng khả năng lưu thông không khí cũng như lấy ánh sáng tự nhiên vào không gian bên trong. Cấu tạo giếng trời thông gió thường giống một giếng sâu hình vuông hoặc tròn đào từ đỉnh ngôi nhà xuống tầng trệt. Phần đỉnh giếng trời có phần mái che giúp chống mưa, lấy được ánh sáng, không khí cũng như điều chỉnh cường độ ánh sáng khi cần thiết.

Tác dụng giúp lưu thông không khí của giếng trời chính là nhờ vào cơ chế đối lưu – dòng khí nóng sẽ bốc lên trên rồi đẩy ra ngoài thông qua đỉnh giếng tạo ra luồng gió bên trong tòa nhà. Tác dụng lấy ánh sáng tự nhiên của giếng trời giúp ngôi nhà luôn tràn ngập ánh sáng mà lại tiết kiệm tiền điện cho gia chủ. Ngoài ra giếng trời thông gió còn có công dụng về mặt thẩm mỹ. Giếng trời thông gió khi được trang trí bằng những vật liệu có tính thẩm mỹ cao như là đá tự nhiên ốp tường có thể mang lại vẻ đẹp sang trọng mà gần gũi thiên nhiên cho công trình. Đó chính là lý do mà giếng trời thông gió được xem là giải pháp hiệu quả tiết kiệm năng lượng và thân thiện môi trường trong kiến trúc.

giếng trời thông gió

Giếng trời thông gió là gì?

2. Nguyên Lý Hoạt Động của Giếng Trời Thông gió

Bên trong giếng trời thông gió, phần không khí nóng từ phía dưới do nhẹ hơn sẽ bốc lên trên nhờ nguyên lý đối lưu không khí. Không khí nóng này sẽ bốc lên tới phần đỉnh giếng trời và thoát ra môi trường bên ngoài.

Sau khi không khí nóng được thoát ra khỏi tòa nhà, do chênh lệch áp suất, không khí mới và mát mẻ hơn sẽ ùa vào bên trong thông qua các cửa chính, cửa sổ và các lỗ thông gió khác. Chính cơ chế này giúp luôn có luồng không khí lưu thông bên trong tòa nhà, tạo sự mát mẻ dễ chịu cho người ở bên trong.

Tác dụng tuyệt vời thứ hai của giếng trời thông gió là lấy ánh sáng tự nhiên vào tòa nhà. Các tấm khúc xạ đặt ở đỉnh giếng trời sẽ giúp đưa ánh sáng mặt trời vào ngôi nhà. Nguồn ánh sáng tự nhiên quý giá này sẽ giúp gia chủ tiết kiệm tiền điện dùng đèn chiếu sáng và rất tốt cho sức khỏe người sống bên trong.

Tóm lại giếng trời thông gió có nguyên lý hoạt động chính là tận dụng nguyên lý đối lưu không khí để đẩy không khí nóng bên trong tòa nhà ra ngoài và hút không khí mát mẻ bên ngoài vào trong đồng thời lấy ánh sáng tự nhiên thông qua cấu tạo đỉnh giếng.

giếng trời thông gió

Giếng trời thông gió hoạt động theo nguyên lý đối lưu để điều hòa không khí

3. Cách Thông Gió Cho Giếng Trời

Cùng Đá tự nhiên Quảng Ngãi tìm hiểu vài cách thông gió cho giếng trời phổ biến hiện nay nhé:

  • Thông gió tự nhiên: Là cách thông gió cho giếng trời sử dụng phổ biến trong các công trình dân dụng lẫn công nghiệp vì độ đơn giản nhưng hiệu quả của nó. Đây là cách thông gió sử dụng nguyên lý đối lưu cũng như áp suất không khí tự nhiên để đẩy luồng không khí nóng lên trên và thoát ra ngoài, đồng thời hút khí mát mẻ vào tòa nhà thông qua các cửa và lỗ thông gió.
  • Hệ thống thông gió cơ khí: Cách thông gió này sử dụng quạt để hút không khí nóng trong tòa nhà ra đồng thời đưa không khí mới vào bên trong. Các nhà máy, kho đông lạnh hay tòa nhà lớn thường hay sử dụng phương pháp thông gió cơ khí này.

Để nắm cách hoạt động của hệ thống thông gió cơ khí, chúng ta cùng tìm hiểu thêm về cách lắp đặt quạt công nghiệp thông gió:

  • Sử dụng quạt năng lượng mặt trời: Trong cách sử dụng này, năng lượng mặt trời đóng vai trò cung cấp điện năng cho quạt công nghiệp hoạt động. Quạt sẽ hút khí nóng thải ra ngoài và hút khí mát mẻ vào trong công trình.
  • Thông gió kết hợp hệ thống làm mát: Đây chính là cách kết hợp giữa giếng trời thông gió và hệ thống làm mát tòa nhà. Sự kết hợp này sẽ giúp giảm chi phí điện sử dụng cho việc làm mát đồng thời đảm bảo không khí bên trong tòa nhà luôn mát mẻ một cách nhanh chóng khi cần. Không khí được làm mát bởi hệ thống làm lạnh sẽ nặng hơn nên tràn xuống dưới, đồng thời khi nóng bị đẩy lên trên thông qua giếng trời.

giếng trời thông gió

Có nhiều cách thông gió cho giếng trời

Tiếp theo chúng ta cùng tìm hiểu về ưu cũng như nhược điểm của giếng trời thông gió nhé!

4. Ưu và Nhược Điểm của Giếng Trời Thông Gió

Như đã biết giếng trời là hạng mục kiến trúc giúp thông gió cũng như lấy ánh sáng tự nhiên cho công trình. Dưới đây là những ưu và nhược điểm của giếng trời thông gió:

Ưu điểm của giếng trời thông gió:

  • Giúp cho không khí bên trong luôn thông thoáng, sạch sẽ, tươi mát nhờ vào việc loại bỏ khí độc, sự ẩm ướt, mùi hôi của không khí cũ. Một trong những cách xử lý khí thải trong sản xuất công nghiệp đơn giản và hiệu quả, tiết kiệm chi phí chính là giếng trời thông gió
  • Giúp đảm bảo chất lượng không khí bên trong tòa nhà mà vẫn tiết kiệm điện năng.
  • Tăng mức độ thoải mái trong sử dụng không gian kiến trúc nhờ giảm ô nhiễm tiếng ồn từ hệ thống máy điều hòa.
  • Giúp giảm không khí độc hại, cải thiện môi trường sống và tiết kiệm năng lượng

Nhược điểm của giếng trời thông gió:

  • Không phù hợp với một số khu vực có thời tiết khắc nghiệt như nơi có nhiều tuyết hoặc mưa lớn, có thể dẫn đến tình trạng ngập úng hoặc đóng băng.
  • Cần phải thường xuyên vệ sinh và bảo dưỡng để giữ cho giếng trời luôn sạch sẽ và không bị tắc nghẽn.
  • Không phù hợp cho các công trình có quy mô lớn hoặc vị trí không thuận lợi để lắp đặt giếng trời.

Ngoài giếng trời, bạn còn có một giải pháp thông gió mái nhà khác là sử dụng cục thông gió trên nóc nhà. Còn ở bên trong nhà xưởng, bạn cũng có một giải pháp làm mát hiệu quả mà vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ chính là quạt thông gió âm trần.

giếng trời thông gió

Giếng trời thông gió không phải không có nhược điểm

5. Nguyên Tắc Cần Biết Khi Thông Gió Giếng Trời

Dưới đây là một số nguyên tắc trong thông gió cho giếng trời cần tuân thủ để tối ưu hóa công năng của giếng trời:

  1. Vị trí lắp đặt giếng trời thông gió: Vị trí lắp đặt giếng trời cần đảm bảo có nhiều ánh sáng mặt trời chiếu vào bên trong như vị trí mái nhà, tường đứng. Ngoài ra vị trí lắp đặt cần tránh sự cố tràn hoặc rò rỉ nước vào bên trong khi có mưa to.
  2. Kích thước giếng trời: Kích thước giếng trời cần thiết kế phù hợp để điều hòa được lượng không khí trong tòa nhà đồng thời lấy đủ ánh sáng vào bên trong.
  3. Thiết kế của giếng trời: Cần lưu ý thiết kế giếng trời sao cho luồng không khí và ánh sáng được lưu thông một cách xuyên suốt, phân phối đều khắp tòa nhà. Lưu ý chọn vật liệu xây dựng chống chọi tốt với nắng, nước và chịu lực tốt để đảm bảo bền bỉ và an toàn cho giếng trời.
  4. Thiết bị giảm thanh: Giếng trời có cấu trúc làm khuếch đại âm thanh khi đi vào nên cần sử dụng các vật liệu giảm tiếng ồn như là đá tự nhiên chuyên trang trí giếng trời hoặc mảng xanh để tránh ô nhiễm âm thanh cho tòa nhà.
  5. Vệ sinh và bảo dưỡng: Vệ sinh và bảo dưỡng thường xuyên cho giếng trời thông gió để đảm bảo an toàn và tránh tắc nghẽn.

giếng trời thông gió

Cần tuân thủ các nguyên tắc trong thiết kế thi công giếng trời thông gió

Giếng trời thông gió là giải pháp rất tốt để điều hòa không khí và tận dụng ánh sáng tự nhiên cho công trình. Nếu bạn muốn được tư vấn kỹ hơn về giải pháp thiết kế, thi công cũng như vật liệu dùng cho giếng trời thông gió thì hãy đến với Đá tự nhiên Quảng Ngãi – tự hào là đơn vị cung cấp đá tự nhiên uy tín và chất lượng nhất tại Quảng Ngãi. Với trang thiết bị, máy móc hiện đại cùng kinh nghiệm lâu năm trong ngành đá tự nhiên, chắc chắn sẽ mang lại nhiều sản phẩm chất lượng, uy tín và chi phí thấp nhất cho khách hàng.

XEM THÊM: